Tổ chức tuyên truyền phòng bệnh mùa nắng nóng

         Trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, đặc biệt là ở Bình Phước nhiệt độ nóng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của người dân.

         Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…

Vì vậy hôm nay, ngày 01 tháng 4 năm 2019, Y tế học đường tổ chức tuyên truyền đến các Cán bộ, giáo viên, nhân viên và toàn thể học sinh trong buổi chào cờ đầu tuần về cách phòng bệnh mùa nắng. Nhằm mục đích để phòng ngừa các bệnh mùa nắng nóng cho học sinh, CB-GV-NV- cha mẹ và các em cần chú ý một số các biện pháp chăm sóc như sau:

1. Thực hiện tốt vệ sinh:

1.1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu tiểu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc cloramin B sau mỗi lần đi đại tiện.

- Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B cho mỗi lần đi đại tiện.

- Tránh tập trung ăn uống nơi đông người như ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ.

- Hạn chế vào vùng đang có dịch.

1.2. An toàn vệ sinh thực phẩm.

- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi.

- Không ăn rau sống, không uống nước lã.

- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

2. Vệ sinh thân thể sạch sẽ.

- Tắm gội sạch sẽ hằng ngày cho trẻ; thay quần áo cho trẻ mỗi khi bị ướt hay ra nhiều mồ hôi để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sảy) để tránh làm tổn thương, nhiễm trùng da.

- Không được cho trẻ nghịch đất, cát; đi nằm sau khi vừa tắm xong.

- Kiểm tra thường xuyên những vùng da kín của trẻ, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da.

3. Uống nhiều nước.

- Mùa hè, thời tiết nắng nóng, mồ hôi tiết ra nhiều khiến cơ thể mất nhiều nước, vì thế cần cho trẻ uống đủ nước khi ở nhà hay đi học. 

- Mỗi khi ra nắng hay đi học phải đội mũ, nón rộng vành để không bị say nắng. 

- Không uống nhiều nước đá hay ăn những thức ăn quá lạnh.

4. Đưa trẻ đi tiêm phòng theo đúng quy định.

Hiện nay, một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em đã có vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng và trong tiêm chủng dịch vụ, các bậc phụ huynh cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm các loại vắc xin để chủ động phòng bệnh cho trẻ. Đây là biện pháp hiệu quả để chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm.

5. Tiến hành diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực nơi ở.

Diệt bọ gậy (lăng quăng), loại trừ nơi muỗi sinh đẻ, trú ngụ là biện pháp tích cực, hiệu quả và cần thiết nhất để phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

6. Chú ý khi dùng điều hòa, quạt.

- Điều hòa nên đặt ở nhiệt độ 27-28 độ C. Lưu ý, không để điều hòa quá thấp, chênh lệch nhiệt độ lớn so với môi trường bên ngoài. Khi đã ở trong phòng điều hòa thì không nên để trẻ chạy ra - vào phòng liên tục, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh.

- Khi định ra ngoài phòng lạnh nên từ từ mở rộng cửa, đợi 2-3 phút sau mới ra khỏi phòng (để cơ thể có thời gian thích nghi với không khí bên ngoài).

- Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà cha mẹ nên bật quạt số to hay nhỏ. Trẻ sơ sinh thì không nên để quạt quá gần (cách 2m trở lên), số nhỏ nhất và không nên để quạt thẳng vào mặt.

7. Phòng say nắng và say nóng

- Không nên cho trẻ ra ngoài trời lúc nắng nóng, nhiệt độ cao, trời oi bức.

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang…

- Không tắm biển hoặc sông, suối vào lúc còn nắng gắt.

- Cho trẻ uống nước thường xuyên, thêm nước cam vắt, nước chanh càng tốt; hạn chế sử dụng các loại nước đóng chai, nhất là nước có gas.

            Mong rằng những thông tin trên sẽ đem lại những kiến thức bổ ích và thiết thực giúp các thầy cô và các em hiểu biết và có cách phòng tránh mùa nắng nóng kịp thời.

                                                                                                                       Tác giả: Cao Thị Lộc

TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 133
  • Trong tuần: 1 928
  • Tất cả: 394207
2015 © Trường Tiểu Học Tân Bình
Chịu trách nhiệm: Hiệu trưởng Hà Thị Bích Phượng
Địa chỉ: Phường Tân Bình - TP Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước